21 thg 07, 2021

Tủ đông bị nóng thường xảy ra ở khu vực hai bên hông tủ. Đây là hiện tượng thông thường, người dùng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu mà bạn cần lưu ý, tránh tình trạng tủ bị hỏng hóc nhưng không được sửa chữa kịp thời. Cùng tìm hiểu cụ thể và tham khảo cách xử lý trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao có hiện tượng tủ đông bị nóng?

Tủ đông bị nóng hai bên hông là hiện tượng thường gặp. Nguyên nhân là do dàn nóng của tủ đông được lắp ở hai bên hông tủ. Khi tủ hoạt động, chất làm lạnh sẽ lưu thông bên trong đường ống dẫn của dàn nóng đặt hai bên hông và toả ra nhiệt khiến bề mặt hông tủ nóng lên.

Dàn nóng đặt bên hông tủ làm 2 bên hông tủ tỏa nhiệt và nóng lên

Dàn nóng đặt bên hông tủ làm 2 bên hông tủ tỏa nhiệt và nóng lên

Vậy nên, khi sử dụng tủ đông thấy hai bên hông tủ nóng lên gần như là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại.

Xem thêm: Cấu tạo tủ đông có thể bạn chưa biết

2. Lưu ý khác để tránh nhầm lẫn tủ đông bị lỗi, hỏng với máy hoạt động bình thường

Tuy nhiên, cũng có trường hợp tủ đông nóng không phải là hiện tượng thông thường mà là do tủ đang gặp vấn đề. Bạn cần lưu ý sự khác biệt giữa các hiện tượng để dễ dàng phân biệt.

Thông thường khi tủ bắt đầu hoạt động, máy nén sẽ liên tục đưa môi chất lạnh vào dàn nóng khiến hai bên hông tủ nóng lên. Khi bên trong tủ đạt đến nhiệt độ cài đặt, máy nén sẽ ở chế độ nghỉ hoặc hoạt động duy trì với công suất thấp. Lúc này hai bên hông tủ bắt đầu hạ nhiệt dần, sờ tay vào thấy mát bình thường. 

Vậy nên, khi máy nén đang ở chế độ nghỉ được một lúc mà hai bên tủ vẫn nóng thì có nghĩa là tủ đang gặp vấn đề.

Ngoài ra, vào mùa hè, do sự chênh lệch nhiệt độ bên ngoài và bên trong tủ quá cao sẽ khiến máy nén phải hoạt động lâu hơn, đủ để làm lạnh thực phẩm và đạt mức nhiệt tối ưu. Lúc này, cộng hưởng với nóng bức của môi trường bên ngoài có thể khiến 2 bên hông tủ nóng hơn những lúc khác.

Xem thêm: Tủ đông chạy nhưng không lạnh do đâu?

3. Khắc phục tình trạng tủ đông bị nóng 

Tủ đông bị nóng là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, tủ liên tục bị quá nóng mà không có cách thoát hiện hiệu quả cũng sẽ khiến tủ hoạt động kém đi. Để hạn chế tình trạng tủ đông nóng hai bên hông, bạn lưu ý một số điểm sau:

  • Đặt tủ ở nơi bằng phẳng, mát mẻ tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Đặt tủ ở nơi quá nóng cũng khiến tủ dễ bị hấp thụ nhiệt, ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh cũng như tiêu tốn điện năng hơn.
  • Đặt tủ đông tránh xa các thiết bị có khả năng phát sinh nhiệt như bếp, khu vực nấu nướng.
  • Khoảng cách giữa tủ và mặt tường cũng như các đồ vật khác xung quanh nên là từ 10 - 15cm. Đặc biệt là hai bên hông, để tránh hơi nóng không có khoảng trống để thoát ra ngoài.
  • Sau khi sử dụng khoảng 2 tuần, bạn có thể cho tủ nghỉ ngơi trong khoảng 15 - 30 phút bằng cách chỉnh núm điều chỉnh nhiệt độ về vị trí OFF. Sau đó lại vặn về mức nhiệt thông thường.
  • Sắp xếp khối lượng thực phẩm cần bảo quản trong tủ hợp lý theo dung tích của tủ, tránh nhồi nhét quá nhiều. Bị quá tải cũng có thể khiến tủ phải hoạt động quá công suất để làm đông thực phẩm, làm hai bên hông tủ bị nóng. Bên cạnh đó, thức ăn còn nóng không nên cho vào tủ đông luôn mà nên chờ nguội trước khi cho vào.
Sắp xếp thực phẩm trong tủ đông hợp lý tránh nhồi nhét lên nhau

Sắp xếp thực phẩm trong tủ đông hợp lý tránh nhồi nhét lên nhau

Trên đây là tư vấn về tình trạng tủ đông bị nóng 2 bên, cũng như cách khắc phục hiện tượng này hiệu quả nhất. Hãy ghi nhớ để có phương pháp sử dụng tủ đông an toàn, hiệu quả.

Nếu bạn đang sử dụng các dòng sản phẩm tủ đông Hoà Pháttủ cấp đông Funiki và gặp hiện tượng trên, hãy liên lạc ngay với bộ phận bảo hành hoặc bộ phận CSKH của Hoà Phát để được tư vấn, hỗ trợ:

Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát

Yêu cầu tư vấn

Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian
sớm nhất

Họ tên không được để trống!

Số điện thoại không được để trống!

Số điện thoại không đúng định dạng!

Địa chỉ không được để trống!

Vui lòng chọn mẫu sản phẩm bạn quan tâm!

Sản phẩm không được để trống!