16 thg 03, 2021

Tần suất xả tuyết, vệ sinh tủ đông phù hợp nhất là từ 2 - 3 tháng/lần hoặc khi tuyết dày 3 - 5mm. Điều này sẽ giúp tủ đông không tiêu hao nhiều điện năng và chiếm nhiều diện tích bên trong tủ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn cách xả tuyết, vệ sinh tủ đông đúng cách và hiệu quả nhất.

1. 6 bước vệ sinh tủ đơn giản tại nhà

Tủ đông là một thiết bị lưu trữ và bảo quản những loại thực phẩm trong gia đình hoặc phục vụ cho việc kinh doanh. Nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng tuổi thọ sử dụng của tủ đông, bạn cần phải dọn tuyết vệ sinh đúng cách. Sau đây là 6 bước đơn giản mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. 

Bước 1: Tắt tủ đông và rút nguồn điện

Để đảm bảo an toàn cho người và tủ đông không bị hư hỏng, trước khi tiến hành vệ sinh bạn cần tắt nguồn và rút phích cắm ra khỏi nguồn điện. Tuyệt đối không nên cho tay vào vệ sinh, gỡ tuyết khi chưa tắt nguồn hoàn toàn hoặc chưa rút phích cắm.

Rút điện trước khi tiến hành vệ sinh tủ đông
Rút điện trước khi tiến hành vệ sinh tủ đông

Bước 2: Lấy thực phẩm ra ngoài

Thực phẩm lạnh khi đưa ra ngoài có thể để chung với nhau trong thùng xốp để giữ nhiệt. Trong lúc này, bạn có thể phân loại những thực phẩm sắp hết hạn sử dụng qua một bên hoặc loại bỏ những thực phẩm không còn sử dụng được nữa.

Đưa hết thực phẩm bên trong tủ ra bên ngoài

Đưa hết thực phẩm bên trong tủ ra bên ngoài

Bước 3: Tháo và làm sạch các khay, giá đỡ

Khi Vệ sinh tủ đông, hãy tháo hết các khay kệ bên trong tủ đông ra ngoài. Sử dụng nước rửa chén pha loãng và miếng mút hoặc vải mềm để rửa sạch. Sau khi đã rửa xong các khay và giá đỡ, hãy sử dụng một miếng vải khác để lau thật khô hoặc đem phơi để ráo nước

Tháo khay kệ trong tủ đông để vệ sinh dễ dàng hơn

Tháo khay kệ trong tủ đông để vệ sinh dễ dàng hơn

Bước 4: Xả tuyết dàn lạnh

Xả tuyết dàn lạnh là công việc quan trọng nhất khi thực hiện vệ sinh tủ đông bạn hãy tháo lỗ thoát nước trong tủ, mở cửa tủ và làm tan tuyết bằng những cách sau:

  • Chờ tuyết tan tự nhiên: Việc chờ tuyết tan tự nhiên là cách làm truyền thống mà nhiều người vẫn thường áp dụng. Đây là cách làm an toàn nhất cho tủ đông, nhưng cũng tốn nhiều thời gian hơn.
  • Sử dụng quạt: Luồng gió từ quạt máy thông thường có thể giúp không khí ấm thổi vào tủ đông. Nhưng cách này chỉ có kết quả khả quan khi không khí xung quanh hoặc trong nhà đã đủ ấm.
  • Sử dụng vải nóng: Bạn có thể sử dụng giẻ hoặc vải đã nhúng nước nóng để làm bong một vài tảng băng tuyết. Hãy tập trung vào những khối băng tuyết ở ngoài rìa trước, vừa giữ vừa chà vào tuyết để chúng rơi ra. 
  • Đặt tô nước hoặc xoong nước nóng vào kệ tủ đông: Bạn có thể đặt một vài bát nước ấm gần thành tủ đông. Hơi nước nóng sẽ làm tảng tuyết bong ra, bạn có thể gỡ một cách dễ dàng sau 20 phút chờ đợi nếu tủ được xả tuyết định kỳ thường xuyên. 
Bạn có thể sử dụng quạt, vải nóng hoặc cây vét bột để xả tuyết

Bạn có thể sử dụng quạt, vải nóng hoặc cây vét bột để xả tuyết

Bước 5: Vệ sinh bên trong và bên ngoài tủ

Nếu bạn không sử dụng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa hóa học chuyên dụng, bạn vẫn có thể sử dụng một ít giấm loãng pha với nước ấm theo tỉ lệ 1:3 (1 phần giấm và 3 phần nước). Hãy làm sạch phần cánh cửa tư và đệm cao su vì nơi đây thường là nơi đọng nước gây cặn bẩn. 

Để vệ sinh bên ngoài tủ đông, bạn hãy thấm ướt miếng vải và lau chùi nhẹ nhàng. Với những dòng tủ đông có mặt kính bên trên, bạn nên dùng khăn giấy và nước lau kính để lau sạch bề mặt này và phần tay nắm để mở tủ. 

Để tránh tình trạng lớp sơn của tủ đông bị bong tróc và các bộ phận nhựa của bị hư hỏng, trong lúc vệ sinh bạn không nên sử dụng các chất tẩy rửa mạnh. Không sử dụng nước nóng để lau chùi vì sẽ khiến các chi tiết của tủ đông hư hỏng. 

Lỗ thoát nước là nơi giúp cho phần nước dư ở bên trong chảy ra hết bên ngoài mà không gây ra tình trạng ứ đọng. Khi vệ sinh lỗ thoát nước sẽ giúp cho tủ đông lất hết cặn bẩn ra bên ngoài. Vì vậy, bạn cần phải vệ sinh bằng cách chùi sạch lỗ thoát nước này tránh tình trạng cặn bẩn làm bí đường thoát. 

Để vệ sinh lỗ thoát nước, bạn nên dùng mút mềm và khăn để không làm ứ đọng nước bên trong lỗ thoát. Chỉ nên sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ để bảo quản những chi tiết cao su không bị hư hỏng do ăn mòn. Bạn hãy lau phía trong mép của chi tiết nhựa, cao su để không bị mốc hay có bụi bẩn.

Vệ sinh bên trong, bên ngoài và lỗ thoát nước của tủ đông

Vệ sinh bên trong, bên ngoài và lỗ thoát nước của tủ đông

Sau khi vệ sinh và lau khô tủ bạn có thể cho thực phẩm vào bên trong

Sau khi vệ sinh và lau khô tủ bạn có thể cho thực phẩm vào bên trong

Bước 6: Lau khô tủ và bật tủ, đến khi tủ lạnh thì xếp đồ vào

Sau khi đã xả tuyết và vệ sinh bên trong - ngoài tủ, bạn có thể gắn lại các khay kệ đã được tháo ra và vệ sinh trước đó. Trước khi bạn xếp thực phẩm vào bên trong tủ hãy vệ sinh bên ngoài các chai lọ nhằm đảm bảo vệ sinh, đồng thời cũng tránh làm bẩn tủ đông.

Cuối cùng bạn hãy cắm phích và bật nguồn tủ đông hoạt động trở lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho tủ hoạt động trước 1 tiếng để có hơi lạnh, sau đó mới sắp xếp thực phẩm vào lại như cũ. 

Để đảm bảo an toàn khi tủ đông hoạt động trở lại, ban cần kiểm tra dây nguồn đã được cắm chắc chắn vào ổ điện. Kiểm tra xem dây có bị xoắn, vặn, nhiễm nước hay có hư hỏng gì không.

Khi vệ sinh cần chú ý đến nguồn điện, dung dịch tẩy rửa để không gây hư hỏng tủ

Khi vệ sinh cần chú ý đến nguồn điện, dung dịch tẩy rửa để không gây hư hỏng tủ

2. Lưu ý khi vệ sinh tủ đông

Trước khi bắt đầu tiến hành xả tuyết vệ sinh tủ đông lạnh, để đảm bảo tính an toàn cho bạn, những người xung quanh và tránh tình trạng gây hư hỏng cho tủ đông. Chúng tôi khuyên bạn nên lưu ý những điều như sau: 

  • Luôn rút phích cắm tủ đông ra khỏi ổ điện trước khi làm vệ sinh để tránh tình trạng rò rỉ điện gây mất an toàn cho người vệ sinh và gây hư hỏng tủ. 
  • Không nên sử dụng nước có nhiệt độ cao nóng hoặc nước sôi để tránh hư hỏng những chi tiết trong tủ đông. 
  • Chỉ nên sử dụng nước rửa chén hoặc nước xà phòng đã được pha loãng khi vệ sinh để bảo vệ lớp sơn bên ngoài thành tủ và lớp giữ nhiệt bên trong
  • Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh như xăng, dầu, hóa chất, thuốc tẩy… Vì một số dòng sản phẩm tủ đông đã được tráng bạc để không thất thoát nhiệt khi sử dụng. Điều này còn giúp tủ giữ được tính thẩm mỹ bên trong và bên ngoài, không gây ra hỏng hóc khi sử dụng. 
  • Lau khô bằng mút mềm hoặc vải khô sau khi vệ sinh xong. Tránh trường hợp nước còn thừa hoặc các chất lỏng vệ sinh lan vào bộ phận mạch điện gây hư hỏng.

Trên đây là những cách xả tuyết, vệ sinh tủ đông chi tiết nhất để bạn có thể tiến hành nhanh chóng và dễ dàng nhất. Hãy luôn vệ sinh tủ đông theo định kỳ để tăng tuổi thọ của máy, dễ dàng hơn khi lấy thực phẩm và đảm bảo an toàn sức khỏe khi sử dụng.

Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát

Yêu cầu tư vấn

Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian
sớm nhất

Họ tên không được để trống!

Số điện thoại không được để trống!

Số điện thoại không đúng định dạng!

Địa chỉ không được để trống!

Vui lòng chọn mẫu sản phẩm bạn quan tâm!

Sản phẩm không được để trống!